Mục lục
Đặc điểm sinh thái và kỹ thuật tưới nước cây sầu riêng
Cây sầu riêng là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được năng suất và chất lượng tốt, việc hiểu rõ đặc điểm sinh thái và nhu cầu tưới nước của cây là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này Việt An Nông sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về môi trường sống lý tưởng, cũng như những kỹ thuật tưới nước phù hợp nhằm đảm bảo cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ và cho trái đạt chất lượng cao.
– Sầu riêng đặc biệt kém chịu hạn, vì vậy ở những nơi có mùa khô dài 4-5 tháng, phải tưới nước thường xuyên cho cây sầu riêng, nhất là vùng đất cao của các tỉnh miền Đông – Tây Nguyên.
– Hầu hết các giống sầu riêng tại Việt Nam phát triển mạnh, đạt được năng suất ở môi trường có nhiệt độ từ 24 đến 30 độ C.
– Sầu riêng là cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao, thích hợp vùng có lượng mưa khoảng 2.000mm/năm, có thể trên 3.000mm nhưng phân bổ đều trong năm.
– Cây có thể phát triển và sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan,… Nhưng lại không thích hợp trồng ở những nơi đất cát. Và đất cần phải cung cấp nhiều chất hữu cơ. Nơi có tầng canh tác dễ dàng thoát nước để tránh ngập úng gây ra hiện tượng thối rễ. Và có mực nước ngầm từ 1 đến 1,2 m. Độ pH trong đất đạt từ 5 đến 7. Và chung quanh nên đào mương để bồi gốc thoát nước mưa vào mùa mưa lớn, độ dốc không quá 300, gần nguồn nước tưới. Đất trồng cây sầu riêng không chịu đất phèn, mặn và úng, phát triển kém trên đất sét nặng. Cây sầu riêng không chịu được gió mạnh vì là loại thân gỗ yếu và có bộ rễ nông.
– Cây sầu riêng không chịu được ngập úng (Những vùng đất dễ bị úng nước). Chỉ cần ngập úng 1 đến 2 ngày hoặc mưa kéo dài mà không thoát nước tốt sẽ làm thối rễ, lá, hoa bị khô và rụng làm cho cây chết hàng loạt do không cung cấp đủ oxy cho bộ rễ hô hấp và là môi trường thuận lợi để các loài vi sinh vật có hại tấn công vào bộ rễ cây sầu riêng. Do vậy cần theo dõi, kiểm tra kỹ trước và trong mùa mưa để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Khoảng cách trồng:
Tốt nhất nên trồng thưa để vườn thông thoáng, cây khoẻ mạnh, dễ chăm sóc và ít bị bệnh thối trái. Tuỳ theo thực tế mà có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen.
+ Nếu trồng thuần: 125 cây – 156 cây/ha ( 8m x 8 –10m/cây)
+ Nếu trồng xen: 70 cây – 100 cây/ha (10m x 12m/cây)
Nhu cầu nước tưới cây sầu riêng
Tưới nước và giữ ẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và chất lượng quả của cây sầu riêng. Việc tưới nước phải dựa trên nhu cầu của cây và độ ẩm đất ở từng vùng canh tác khác nhau. Phương pháp tưới có thể tùy chọn từ tưới thủ công, tưới bán thủ công cho đến hệ thống tưới tiết kiệm như tưới nhỏ giọt hoặc phun sương, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lao động. Khi cây sầu riêng trưởng thành, cần nhiều ánh sáng để quang hợp và trao đổi chất, đặc biệt là để hỗ trợ quá trình ra hoa, kết quả nhằm tăng sản lượng.
Ví dụ: Giai đoạn cây con mà độ ẩm đất là 50% thì phải tưới ngay để đưa độ ẩm lên 65 – 80%… Nhưng nếu giai đoạn chín mà độ ẩm đất là 80% thì phải tiêu nước ngay.
– Dùng máy đo độ ẩm hoặc dùng tay kiểm tra độ ẩm đất trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây sầu riêng để xác định lượng nước tưới cũng như phương pháp tưới phù hợp.
– Quan sát tầng đất mặt và độ cương nước của cành lá, nhất là ở các bộ phận non. Quan sát tốt nhất là thời gian giữa trưa, khi cây thoát hơi nước nhiều nhất và nếu đất thiếu ẩm thì lá dễ héo.
Các giai đoạn tưới nước cho cây
– Giai đoạn cây con:
Đối với cây mới trồng, cây nhỏ thì bà con cần tủ gốc, tưới nước giữ ẩm cho cây, nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ không phát triển được, héo, chết cây. Ở giai đoạn này, độ ẩm cần đạt 65 – 80% độ ẩm tối đa. Khoảng cách giữa 2 lần tưới tùy thuộc vào tốc độ thoát hơi nước của đất trồng, Thông thường tưới 2 lần/tuần. Nếu số lần tưới càng nhiều thì lượng nước ít lại.
Cần chú ý tưới kịp thời và đầy đủ bởi cây con không thể nhanh bén rễ, phát triển xanh tốt nếu lượng nước tưới tiêu không phù hợp. Cần xác định độ ẩm của đất thường xuyên để kịp thời tiêu nước ngay khi ngập úng tránh cho cây bị thối và chết. Giai đoạn cây con tưới nước hợp lý giúp cây khỏe, phát triển mạnh, nhanh cho trái.
– Giai đoạn cây trường thành
Lượng nước cần thiết cây cho cây sầu riêng qua các giai đoạn. | ||
Tuổi cây (Năm) |
Lượng nước tưới (lít/ cây/ngày) |
Giai đoạn phát triển |
1 | 10-20 | Kiến thiết cơ bản |
2 | 20-40 | Kiến thiết cơ bản |
3 | 40-60 | Kiến thiết cơ bản |
4 | 60-80 | Kiến thiết cơ bản |
5 | 80-120 | Kinh doanh |
6 | 120-160 | Kinh doanh |
7 | 180-250 | Kinh doanh |
Số liệu được áp dụng cho hệ thống tưới nhỏ giọt, Lường nước có thể tang lên 20 đến 50% tùy thuộc vào các phương pháp tưới khác nhau, chất đất và điều kiện khí hậu khác nhau, nhằm đảm bảo độ ẩm cho sự sinh trưởng của cây Sầu Riêng.
– Giai đoạn cây ra hoa:
Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây sầu riêng đó chính là khi mà các mầm hoa đã dài từ 3 đến 4 cm. Không nên tưới quá sớm vì nó sẽ gây ra nhiều tác hại cho sự phát triển của bông sầu riêng..
+ Lúc ra hoa sầu riêng cần tưới nước 2 ngày một lần để cho hạt phấn khỏe mạnh, nhưng cần phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi ra hoa.
+ Sau khi đậu quả tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại giúp quả phát triển khỏe, chất lượng tốt.
* Lưu ý:
- Khi phát hiện cây đang thiếu nước, không đảm bảo đủ độ ẩm cho cây tuyệt đối không được tưới nước nhiều dồn dập mà phải tưới từ từ để tránh cây bị sốc nước.
- Cần phải điều tiết lượng nước cung cấp cho cây sầu riêng trong giai đoạn ra hoa
- Thời kỳ cây sầu riêng ra mầm hoa vào giữa đầu năm dương lịch là thời điểm nhạy cảm. Nên bạn cần phải tiến hành dọn dẹp sạch phần cỏ rác xung quanh để giúp cho cây thông thoáng tạo điều kiện ra hoa.
- Và nếu có hiện tượng cây sầu riêng có hơi héo, vẫn chưa ra hoa. Bạn cần phải tưới qua một lần nước, chỉ cần tưới cho đủ độ ẩm. Sau đó để cho đất về trạng thái khô hạn bằng cách xiết nước chờ đến thời điểm cây ra hoa.
– Giai đoạn cây cho trái:
Sau khi đậu trái, cần tưới đủ nước, đặc biệt trong thời kỳ quả lớn nhanh yêu cầu độ ẩm cao khoảng 70-90% . Thời kỳ này bà con cần phải cung cấp đủ nước cho cây để giúp trái phát triển khỏe, chất lượng tốt. Nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ bị rụng trái.
Ở thời kì trái chín, nhu cầu độ ẩm của cây thấp (50-60%), nên bà con cần điều chỉnh lượng nước tưới. Trong thời kì này nếu bà con tưới quá nhiều nước thì sẽ làm giảm chất lượng quả (cơm sầu riêng bị nhão) và quả chín muộn.
Phương pháp tưới nước cho cây sầu riêng
Các giải pháp về công nghệ tưới cho cây sầu riêng được áp dụng linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế như điều kiện địa hình khu tưới (vùng bằng phẳng, vùng đồi dốc), điều kiện nguồn nước (hồ chứa, ao trữ, khoan giếng cấp nước lên bể)
1. Phương pháp tưới gốc
Tưới cục bộ dưới gốc cho sầu riêng giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực, và chi phí hệ thống tưới phun mưa còn giúp tăng năng suất cây trồng.
Ưu điểm:
- Dễ thi công và lắp đặt: Hệ thống này đơn giản, dễ dàng lắp đặt, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp.
- Tiết kiệm nước: Nước được cung cấp đúng lượng và vị trí mà cây cần, giúp tối ưu hóa việc sử dụng nước.
- Hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí:
- Tiết kiệm đường ống và công suất máy bơm: Với hệ thống này, bạn có thể tưới diện tích lớn hơn với cùng một lần tưới, chẳng hạn máy bơm 2hp có thể tưới đến 200 béc, tương đương với 200 cây, hay khoảng 1 ha.
- Tiết kiệm năng lượng: Hệ thống hoạt động hiệu quả với năng lượng thấp, phù hợp cho các diện tích nhỏ hoặc điều kiện cơ sở vật chất hạn chế.
- Kết hợp tưới nước và phân bón: Nhờ hệ thống tưới chính xác, bà con có thể hòa phân bón vào nước tưới, hoặc bón phân trước rồi tưới nước sau, giúp phân bón được phân bố đều và hiệu quả.
- Linh hoạt trong thiết kế: Bà con có thể chọn béc tưới với lưu lượng nước khác nhau, từ 20 đến 145 lít, tùy theo nhu cầu tưới và diện tích canh tác.
- Phù hợp với cây non: Đối với cây dưới 2 năm tuổi, hệ thống có thể được điều chỉnh để tập trung nước vào gốc cây, giúp cây phát triển tốt hơn.
Các mô hình tưới tiết kiệm nước được xây dựng tại tỉnh Bình Phước từ năm 2020. Hiệu quả ban đầu được xác định qua một số lần tưới thử nghiệm và đánh giá của các hộ sử dụng nước: Năng suất cây trồng tăng 14-15%, tiết kiệm được 37,8-46% lượng nước sử dụng so với biện pháp tưới thông thường, tiết kiệm được 46,7-58,3% chi phí nhân công thực hiện tưới so với hình thức tưới truyền thống.
=> Xem thêm các loại béc tưới gốc cho cây sầu riêng
2. Phương pháp tưới phun mưa
Căn cứ vào lượng nước cần sử dụng, mật độ cây trồng cũng như các thói quen canh tác. Hình thức tưới phun mưa là điều kiện lý tưởng và phù hợp nhất khi. Cây sầu riêng đã vào giai đoạn kinh doanh, có nguồn thu để đầu tư hệ thống tưới lớn hơn. Tán Sầu riêng đã giáp tàn và bộ rẽ bắt đầu đan xen lẫn nhau. Nên cần 1 hệ thống tưới phủ đều tất mặt đất Đảo bảo đồng đều nước để cây trồng có năng suất, chất lượng ổn định.
– Phương án bố trí vòi phun phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Cường độ phun mưa đảm bảo hệ số tưới.
- Độ đồng đều cao: theo TCVN 9170 – 2012, độ đồng đều phải lớn hơn 85%
- Thuận lợi cho canh tác và cơ giới hóa đồng ruộng;
- Tiết kiệm chi phí đầu tư;
- Thuận lợi cho việc quản lý vận hành
Sơ đò bố trí béc tưới cây phun mưa
Ghi chú:
– a: Khoảng cách giữa 2 ống tưới (hàng cách hàng)
– b: Khoảng cách giữa 2 vòi tưới (vòi x vòi)
R là bán kính phun
=> Xem thêm các loại béc tưới phun mưa cho cây sầu riêng
3. Phương pháp tưới ngọn (Tưới làm mát, phun thuốc sầu riêng)
Phương pháp tưới ngọn đang được áp dụng ngày càng rộng rãi, với sự kết hợp với việc làm mát hay phun thuốc. Giúp cho chăm sóc đc chủ động, an toàn sức khỏe, tiết kiệm công sức cũng như chi phí phải bỏ ra.
- Lợi ích của hệ thống tưới ngọn:
Làm mát cây vào mùa nắng:
- Hệ thống tưới phun sương lên lá giúp cây tránh sốc nhiệt vào buổi trưa và sốc nước khi gặp mưa trái mùa.
- Đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cây ra hoa đậu trái, hệ thống giúp giảm nhiệt, bảo vệ lượng hoa và trái, cải thiện chất lượng sản phẩm. Thời gian tưới thường từ 14 – 15 giờ chiều, 1 lần/ngày.
Hiệu quả trong phun xịt phòng trừ nhện và sâu hại:
- Hệ thống tưới ngọn phát huy hiệu quả trong việc phun thuốc phòng trừ nhện và sâu hại, với tần suất phun 3 lần/cơi đọt.
- Mặc dù lượng thuốc sử dụng nhiều hơn 2 – 3 phuy/ha so với phương pháp phun tay, nhưng hiệu quả kinh tế cao nhờ tiết kiệm thời gian (chỉ mất 20 – 30 phút cho mỗi lần phun).
- Giảm thiểu chi phí nhân công từ 500.000 – 700.000 đồng/ha/lần phun, và trong một vụ sầu riêng có thể phun từ 20 – 30 lần/năm.
- Tiện lợi, xử lý sâu bệnh nhanh chóng, giảm rủi ro từ mưa sau khi phun, và giảm số lần phun thuốc thủ công, bảo vệ sức khỏe người lao động.
Tưới phân bón hiệu quả:
Ngoài ra, hệ thống còn có thể sử dụng để tưới phân, giúp cây hấp thụ phân tốt hơn và giảm thất thoát phân bón, đồng thời tiết kiệm chi phí nhân công.
- Hạn chế của hệ thống tưới ngọn:
- Chưa hiệu quả cao trong phòng trừ sâu đục trái, bệnh hại trái và thân cành: Bệnh hại trái và thân cành vì yêu cầu phải phun kỹ vào thân cành, các kẽ hở của trái thì mới đạt hiệu quả cao.
- Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết: Việc phun thuốc cần được thực hiện trong điều kiện gió lặng, tránh gió mạnh làm thuốc phun không đều.
Mặc dù, hệ thống vẫn còn một số tồn tại nhỏ tuy nhiên đã có những cải tiến mới trong ứng dụng sản xuất theo hướng công nghệ cao. Giúp nông dân chủ động trong sản xuất, làm chủ công nghệ, là điểm để người dân đến tham quan, học hỏi nhân rộng mô hình, góp phần phát triển nền nông nghiệp của huyện theo hướng toàn diện, bền vững, hiện đại.
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp tưới ngọn kết hợp phun thuốc, làm mát.
- Độ đồng đều: lượng thuốc phân bổ trên từng béc phun đảm bảo như nhau cho từng vị trí.
- Độ bao phủ: Phụ thuộc vào bán kính phun và bố trí của béc, sao cho mật độ thuốc phủ đều từ ngọn đến tán lá dưới (cần chọn loại béc phun đều từ trong ra ngoài, có bù áp là một lợi thế, Hạt nước không quá sương sẽ làm bốc hơn nhiều và gió thổi, Bán kính xa để bảo trùm hết cả tàn của cây.
- Diện tích phun: Tức là công suất phun trong một lần vận hành, diện tích phun càng lớn khả năng bao phủ càng rộng, sẽ tránh việc côn trùng, sầu rầy lẫn trốn sang khu vực khác giúp tăng hiệu suất xử lý (trung bình 1 máy bơm 3HP cao áp sẽ phun phủ đều cho 1hecta sầu riêng)
- Lượng thuốc tồn động thấp: Đường ống cái và ống nhánh sẽ là nơi tồn động thuốc khi hệ thống ngưng hoạt động, việc thiết kế sao cho kích thước đường ống càng nhỏ thì khả năng tồn động thuốc càng thấp nhưng vẫn đảm bảo độ đồng đều của hệ thống phun thuốc, kết hợp với việc thu hồi và đẩy thuốc ở các khu vực đầu van và cuối van.
- Độ ổn định: Khả năng sự cố, tắt nghẽn ở mức thấp nhất. Một điều đáng lo ngại khi các dòng béc bù áp lại được bà con sử dụng quá nhiều trong hệ thống phun thuốc này, hoặc dòng béc có lỗ thoát nước quá nhỏ đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thường xuyên bị tắt nghẽn hệ thống, mà các khu vực miền tây lắp đặt trước đó gặp phải, vì thuốc sẽ bị kết tủa trong thời điểm phun, và khi hệ thống ngưng hoạt động.
CÔNG TY VIỆT AN NÔNG – CHUYÊN NHẬP KHẨU VÀ CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN VỀ HỆ THỐNG TƯỚI, BÉC TƯỚI CÂY VÀ GIẢI PHÁP TƯỚI TỰ ĐỘNG MỚI NHẤT
Fanpage: Công Ty Việt An Nông – Tưới cây tự động
Kênh Youtube chính thức của Công ty: Việt An Nông Irrigation Official
Hotline: 0934 191 445
☎ Phone 1: 02866853197
☎ Phone 2: 02866784455
🏡 Địa chỉ:
1) 171-173 Nguyễn Chí Thanh, p. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
2) 59 Hoàng Kế Viêm – P.12 – Q.Tân Bình – TP. HCM.
Bài liên quan
Tại sao nông dân ưa chuộng súng tưới cà phê SKY41, SKY41 Pro, và SKY51?
1. Giới thiệu về súng tưới cà phê SKY Súng tưới cà phê SKY là
Th11
Tại sao nên tưới thuốc lá bằng hệ thống tưới nhỏ giọt ?
Tại sao chọn hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây thuốc lá? Trong sản xuất
Th11
Tưới cà phê bằng béc tưới cà phê SKY41 PRO
Tại sao súng tưới cà phê Sky41 Pro là lựa chọn hàng đầu cho nông
Th11
Hướng dẫn chăm sóc và tưới cây cà phê sau thu hoạch
Tưới nước cho cây cà phê sau thu hoạch: Ý nghĩa và thời điểm thích
Th10
Kỹ Thuật Tưới Nhỏ Giọt Cho Cây Khoai Lang Năng Suất Cao
Giải pháp tưới nhỏ giọt cho cây khoai lang Cây khoai lang không chỉ là
Th10
Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Tưới Hồ Tiêu Đạt Năng Suất Cao
Giới thiệu về tầm ảnh hưởng của cây hồ tiêu Cây hồ tiêu, một trong
Th10